– Ngày 11/11/2016, Bộ Tài chính ký ban hành Thông tư số 227/2016/TT-BTC hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017.
Theo đó, phí kiểm định phương tiện phòng cháy chữa cháy là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy.
– Phí kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy khác lệ phí và giá dịch vụ.
Phí phòng cháy, chữa cháy có vai trò như sau:
– Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người được kiểm định và cơ quan thực hiện kiểm định;
– Bảo đảm trang trải các chi phí cần thiết cho hoạt động kiểm định, cụ thể như sau:
+ Chi mua sắm, sữa chữa tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí kiểm định phương tiện PCCC;
+ Chi cho hoạt động tập huấn, đào tạo nghiệp vụ công tác kiểm định phương tiện PCCC cho cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát PCCC;
+ Chi thuê các máy móc, thiết bị phục vụ công tác kiểm định phương tiện PCCC (khi cần thiết); thuê kho, bãi phục vụ lưu trữ vật tư, thiết bị, hồ sơ tài liệu phục vụ công tác kiểm định phương tiện PCCC (khi có phát sinh);
+ Các khoản chi không thường xuyên khác liên quan đến việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí kiểm định phương tiện PCCC.
+ Trả lương cho cá nhân trực tiếp thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí: tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo quy định được tính trên tiền lương (bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và công đoàn phí),
+ Chi phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.
+ Chi khen thưởng, phúc lợi cho cán bộ, nhân viên trực tiếp thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.
– Từ đó góp phần cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao chất lượng hoạt động kiểm định.
Tổ chức, cá nhân đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy thì phải nộp phí kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy theo quy định.
Khi nộp hồ sơ kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy thì tổ chức, cá nhân phải nộp phí kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy theo quy định tại Thông tư số 227/2016/TT-BTC.
STT | Danh mục | Đơn vị | Mức thu (đồng) |
A | Phí kiểm định phương tiện mẫu | ||
I | Kiểm định phương tiện chữa cháy cơ giới | ||
1 | Xe chữa cháy thông thường, xe chữa cháy đặc biệt, máy bay chữa cháy, tàu xuồng chữa cháy, xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy | Xe | 1.300.000 |
2 | Máy bơm chữa cháy | Cái | 400.000 |
II | Kiểm định phương tiện chữa cháy thông dụng | ||
1 | Vòi chữa cháy | Cuộn | 200.000 |
2 | Lăng chữa cháy, ống hút chữa cháy | 100.000 | |
3 | Đầu nối, hai chạc, ba chạc, ezectơ, giỏ lọc, trụ nước, cột nước, họng nước chữa cháy | Cái | 300.000 |
4 | Thang chữa cháy | Cái | 300.000 |
5 | Bình chữa cháy | Cái | 450.000 |
III | Kiểm định các chất chữa cháy | ||
1 | Chất bột, chất tạo bọt chữa cháy | Kg | 300.000 |
2 | Dung dịch gốc chữa cháy | Lít | 300.000 |
IV | Kiểm định vật iệu và chất chống cháy | ||
1 | Sơn chống cháy, chất ngâm tẩm chống cháy | Kg | 400.000 |
2 | Cửa chống cháy. | Bộ | 500.000 |
3 | Vật liệu chống cháy | M2 | 400.000 |
4 | Van chặn lửa và các thiết bị ngăn lửa | Cái | 300.000 |
V | Kiểm định trang phục thiết bị bảo hộ cá nhân | ||
1 | Quần áo chữa cháy | Bộ | 300.000 |
2 | Mũ, ủng, găng tay chữa cháy | Cái | 150.000 |
3 | Mặt nạ phòng độc | Bộ | 400.000 |
VI | Kiểm định phương tiện cứu nạn, cứu hộ | ||
1 | Phương tiện cứu người | Bộ | 400.000 |
2 | Phương tiện, dụng cụ phá dỡ | Cái | 200.000 |
VII | Kiểm định hệ thống báo cháy tự động, bán tự động | ||
1 | Tủ trung tâm báo cháy | Bộ | 300.000 |
2 | Đầu báo cháy, đầu báo dò khí, nút ấn báo cháy, chuông báo cháy, đèn báo cháy,, đèn chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố các loại | Cái | 300.000 |
VIII | Kiểm định hệ thống báo cháy tự động, bán tự động bằng nước, bọt | ||
1 | Đầu phun Sprinkler/Drencher; van báo động, van giám sát, công tắc áp lực, công tắc dòng chảy | Cái | 400.000 |
2 | Tủ điều khiển bom chữa cháy | Bộ | 300.000 |
IX | Kiểm định hệ thống chữa cháy bằng khí, bột | ||
1 | Đầu phun khí, bột chữa cháy, van chọn khu vực, công tắc áp lực, tủ điều khiển xả khí, bột chữa cháy, nút ấn,chuông, đèn báo xả khỉ, bột chữa cháy | Cái | 400.000 |
2 | Bình, chai chứa khí, bột | Bộ | 400.000 |
B | Phí kiểm định phương tiện lưu thông | 10% Phí kiểm định phương tiện mẫu |
Các từ ngữ mới đây được hiểu như sau:
– Kiểm định phương tiện mẫu: Là kiểm định sản phẩm sản xuất lần đầu và các sản phẩm này dùng để làm mẫu phục vụ sản xuất các sản phẩm kế tiếp.
– Kiểm định phương tiện lưu thông: Là kiểm định những sản phẩm sản xuất mới, lắp ráp, hoán cải ở trong nước hoặc nhập khẩu ở nước ngoài để lưu thông ra thị trường.
Kiểm định phương tiện lưu thông thực hiện theo phương pháp lấy mẫu xác suất; đối với mỗi lô hàng cùng chủng loại, mẫu mã tiến hành kiểm định không quá 5% số lượng phương tiện cần kiểm định, nhưng không ít hơn 10 mẫu; trường hợp kiểm định phương tiện dưới 10 phương tiện thì kiểm định toàn bộ.
– Phí kiểm định phương tiện mẫu và phí kiểm định phương tiện lưu thông thu theo số lượng phương tiện mẫu được kiểm định thực tế.
– Việc phân nhóm kiểm định phương tiện mẫu và kiểm định phương tiện lưu thông tại Thông tư này không phải là cơ sở pháp lý để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm định mà chỉ là cơ sở pháp lý để các cơ quan chức năng thu phí trong trường hợp pháp luật có quy định về việc kiểm định theo các hình thức nêu trên.
Chi phí vật tư, công tác phí cần thiết phát sinh khí kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy; chi phí in, dán tem kiểm định do tổ chức, cá nhân yêu cầu kiểm định chi trả theo thực tế phát sinh, phù hợp quy định.
Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy thực hiện kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cơ quan, đơn vị được phép thực hiện kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật là cơ quan thu phí kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy quy định tại Thông tư này.
Phí kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy là khoản thu thuộc ngân sách Nhà nước.
Cơ quan thu phí được giữ lại 90% tiền phí thu được, số tiền còn lại (10%) nộp ngân sách Nhà nước.
Tổ chức thu phí phải đăng ký, kê khai, thu, nộp, quyết toán phí theo trình tự thủ tục như sau:
Trong thời hạn chậm nhất là 10 ngày trước khi bắt đầu thu phí, tổ chức, cá nhân thu phí phải đăng ký với cơ quan thuế địa phương về loại phí địa điểm thu, chứng từ thu và việc tổ chức thu phí (mẫu số 1), cụ thể như sau:
– Tổ chức thu phí trực thuộc trung ương, tỉnh, hoặc cấp tương đương quản lý, đăng ký vơi Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Tổ chức thu phí trực thuộc quận, huyện, thị xã, thị trấn, xã, phường, hoặc cấp tương đương quản lý và cá nhân thu phí đăng ký với Chi cục thuế quận, huyện.
Trương hợp thay đổi, kết thúc hoặc đình chỉ thu phí thì phải thông báo với cơ quan Thuế chậm nhất là 5 ngày trước khi thay đổi, kết thúc hoặc đình chỉ thu phí.
Tổ chức thu phí, lệ phí phải niêm yết hoặc thông báo công khai tại địa điểm thu phí ở vị trí thuận tiện để các đối tượng nộp phí dễ nhận biết:
– Niêm yết:
+ Tên phí, lệ phí;
+ Mức thu;
+ Chứng từ thu.
– Thông báo công khai: Thông tư số 227/2016/TT-BTC và Thông tư số 112/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 227/2016/TT-BTC.
– Khi thu phí, cơ quan thu phí phải cấp Biên lai cho người nộp phí.
– Biên lai thu phí
+Biên lai thu tiền phí (không có mệnh giá) theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành.
+ Biên lai thu tiền phí, lệ phí có kích cỡ 19 x 11 cm, đóng thành quyển, mỗi quyển có 50 số, mỗi số có 3 liên, gồm:
Liên 1: Báo soát (chứng từ kế toán thu phí, lệ phí);
Liên 2: Giao cho người nộp tiền;
Liên 3: Lưu tại cuống biên lai.
– Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền in, phát hành Biên lai thu tiền phí để bán cho các cơ quan được phép tổ chức thu các loại phí
– Cơ quan thu phí đề nghị Cục trưởng Cục Thuế in biên lai thu phí để bán cho cơ quan mình phục vụ công việc thu phí.
Cơ quan thu phí tiến hành mở 02 tài khoản tại Kho bạc nhà nước nơi thu để theo dõi, quản lý tiền phí. Bao gồm:
– Tài khoản “tạm giữ tiền phí “;
– Tài khoản tiền gửi.
phí kiểm định phương tiện pccc
Căn cứ vào tình hình thu phí (số tiền phí thu được nhiều hay ít, nơi thu phí xa hay gần Kho bạc nhà nước,…) mà định kỳ hàng ngày hoặc hàng tuần, các cơ quan thu phí phải gửi toàn bộ (100%) số tiền phí đã thu được trong kỳ vào tài khoản tạm giữ tiền phí và phải tổ chức hoạch toán riêng khoản thu này theo chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp;
– Sau khi nộp tiền vào Kho bạc nhà nước, cơ quan thu phí có công văn đề nghị xử lý tiền phí thu được.
– Căn cứ số tỷ lệ để lại (90%), tỷ lệ nộp NSNN (10%) quy định tại Thông tư số 227/2016/TT-BTC và số tiền phí kiểm định thu được, Kho bạc nhà nước sẽ trích chuyển 90% số tiền phí thu được vào Tài khoản tiền gửi của cơ quan thu phí và 10% vào NSNN.
Cơ quan thu phí thực hiện kê khai phí từng tháng và nộp tờ khai cho cơ quan thuế nới đăng ký thu phí trong 5 ngày đầu của tháng tiếp theo để theo dõi, quản lý. Trường hợp trong tháng không phát sinh số thu phí vẫn phải kê khai và nộp tờ khai cho cơ quan thuế.
Cơ quan thu phí phải kê khai đầy đủ, đúng mẫu tờ khai theo quy định (mẫu số 2) và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc kê khai.
– Nhận được tờ khai thu, nộp phí của cơ quan thu gửi tới, cơ quan thuế thực hiện kiểm tra tờ khai và thông báo cho cơ quan thu phí về số tiền phí phải nộp, thời hạn nộp và chương, loại, khoản, mục, tiêu mục của mục lục ngân sách nhà nước quy định.
– Căn cứ vào thông báo nộp tiền phí của cơ quan thuế, tổ chức , cá nhân thu phí làm thủ tục nộp ngân sách nhà nước. Thời hạn nộp tiền phí vào ngân sách nhà nước của tháng chậm nhất không quá 15 ngày của tháng tiếp theo. Trong trường hợp đã đến thời hạn nộp phí vào ngân sách nhà nước mà chưa nhận được thông báo của cơ quan thuế, tổ chức, cá nhân thu phí chủ động nộp phí vào ngân sách nhà nước theo tờ khai; trường hợp nộp thừa thì được trừ vào số phí phải nộp của kỳ tiếp theo, nếu kỳ trước nộp thiếu thì phải nộp đủ số kỳ trước còn thiếu.
– Việc quyết toán chi phí thuộc ngân sách nhà nước thực hiện cùng thời gian với việc quyết toán ngân sách nhà nước. Cơ quan thuế thực hiện quyết toán số thu theo biên lai, tổng số thu, số được để lại, số phải nộp ngân sách nhà nước. Cơ quan tài chính, cơ quan thuế quyết toán số chi từ nguồn thu phí được để lại đơn vị theo quy định cụ thể của Bộ tài chính.
– Tổ chức thu phí có trách nhiệm:
+ Mở sổ sách kế toán để theo dõi, phản ánh việc thu, nộp và quản lý, sử dụng số tiền phí theo chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước;
+ Định kỳ báo cáo quyết toán việc thu, nộp, sử dụng số tiền phí thu được theo quy định của Nhà nước đối với từng loại phí;
+ Thực hiện chế độ công khai tài chính theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp thay đổi, kết thúc hoặc đình chỉ thu phí thì phải quyết toán phí theo quy định trên đây trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định thay đổi , kết thúc hoặc đình chỉ thu phí.
– Tổ chức, cá nhân thu phí chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu quyết toán phí.
Phần phí thu được sử dụng để trang trải chi phí cho việc thực hiện công việc, dịch vụ, thu phí, được chi dùng cho các nội dung sau đây:
Hằng năm, tổ chức thu phí phải lập dự toán thu, chi gửi: cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực cấp trên, cơ quan tài chính, cơ quan thuế cùng cấp, Kho bạc nhà nước nơi tổ chức thu mở tài khoản tạm giữ tiền phí để kiểm soát chi theo quy định hiện hành; hàng năm phải quyêt toán thu chi theo thực tế. Sau khi quyết toán đúng chế độ, số tiền phí chưa chi trong năm nay được phép chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định.
Số tiền phí được để lại sau khi đã chi theo các nội dung nêu trên:
– Trích tối thiểu 25% số chệnh lệch thu lớn hơn chi để lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;
– Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động.
– Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Đối với quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi mức trích tối đa hai Quỹ không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân trong năm.
– Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động;
– Trích lập các quỹ: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp (không khống chế mức trích tối thiểu 25% chênh lệch thu lớn hơn chi), Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Đối với quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi mức trích tối đa hai Quỹ không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân trong năm.
tăng thêm cho người lao động.
– Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Đối với quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi mức trích tối đa hai Quỹ không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân trong năm.
– Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động;
– Trích lập các quỹ: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp (không khống chế mức trích tối thiểu 25% chênh lệch thu lớn hơn chi), Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Đối với quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi mức trích tối đa hai Quỹ không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân trong năm.
– Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp dùng để đầu tư, phát triển nâng cao hoạt động sựu nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, chi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, trợ giúp thêm đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề năng lực công tác cho cán bộ, viên chức đơn vị; được sử dụng góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và khả năng của đơn vị và theo quy định của pháp luật. Việc sử dụng Quỹ do thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
– Quỹ dự phòng ổn định thu nhập để đảm bảo thu nhập cho người lao động.
– Quỹ khen thưởng dùng để thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạt động của đơn vị. Mức thưởng do thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
– Quỹ khen thưởng dùng để xây dựng, sữa chữa các công trình phúc lợi, chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; chi thêm cho người lao động trong biên chế thực hiên tinh giản biên chế. Thủ trưởng đơn vị quyết định việc sử dụng theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị./.
BỘ TÀI LIỆU NÀY GỒM CÁC PHẦN NHƯ SAU